Phật là trạng thái đạt tới trạng thái giác ngộ rốt ráo, rạng ngời của những thiên linh, sinh linh và nhiều sinh thể khác trong đó có con người trên con đường tu học. Thành tựu ấy có được là do tu thân (sửa mình) mà thành.
Có rất nhiều bậc Phật khác nhau tương ứng với thành tựu tu tập, mỗi bậc Phật cũng thực hiện các hoạt động giáo hoá, phổ độ chúng sinh khác nhau, nên có các danh hiệu Phật khác nhau.
Năng lượng mà các vị Phật truyền đến chúng ta là khối lượng kiến thức khổng lồ, trong đó có kiến thức về bệnh và chữa bệnh, kiến thức về lao động và sáng tạo, kiến thức giúp chúng ta giải thoát khỏi vòng nhân quả luân hồi…
Bởi vậy, những người có nội tâm cân bằng và hài hoà sẽ khởi lòng tôn kính và biết ơn, vì người ấy có năng lực tự chứng nhận năng lượng sáng tạo.
Mặt khác họ truyền dạy kiến thức ấy cho những chúng sinh và cho người chưa biết, chưa hiểu nhằm tỉnh thức họ.
Phần lớn chúng ta chưa hiểu biết là do bản ngã còn lớn, vô minh còn dày, nên dựa vào lời khuyên ấy mà tôn kính, mà tu, mà học hỏi, tránh coi thường, xúc phạm các bậc thầy cao cả vì đó là bậc thầy của mỗi chúng ta.
Chính nhờ đức tin và nhờ các trải nghiệm mà sau đó, chúng ta có thể tích lũy đủ năng lượng tình yêu, đủ nội lực để giác ngộ.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người cái “Ngã” còn lớn, có tầm nhìn chủ quan hạn hẹp nên coi thường kiến thức tự nhiên.
Thậm chí họ còn phỉ báng, cố tình phá hỏng các hình tượng Phật, coi cái gì mình hiểu mới là đúng nhất.
Các vị Phật từ bi không trừng phạt ai cả, nhưng ý thức và hành động vô ý thức ấy là phạm vào luật nhân quả.
Với những người này, bản thân chúng ta nên biết cẩn thận, tu nhân tích đức trước tiên phải làm tròn đạo làm người đầu tiên.
Trong cuộc sống hàng ngày và cũng là đạo làm người, các cụ khuyên con cháu là tôn kính, bảo vệ, không làm hư hại tranh tượng Phật và các đấng cao cả.
Với người bình thường, không có tà tâm, ý nghĩ trong sáng thì có ý thức cẩn thận, nên nếu do tự nhiên khách quan mà phần vật chất bị xước, hỏng thì có thể sửa chữa, khắc phục.
Ý nghĩa sâu xa nhất của việc thỉnh, rước tượng Phật để thờ là để thông qua đó vị Phật “an cư, tồn tại” trong tâm của người rước đặt, người tiếp xúc được hiển lộ.
Việc rước, thỉnh tượng Phật về thờ không phải là việc ngẫu hứng, thích là làm được mà cần xuất phát từ sự thành tâm của mỗi người.
Người có tâm hướng Phật, muốn thờ Phật mới nên thỉnh tượng Phật về để thờ tại gia.
Nhiều người lầm tưởng rằng thờ Phật là để cầu ban phước, trừ họa, che dấu để làm điều bất lương nhưng ý nghĩa này hoàn toàn sai.
Thờ Phật giúp con người ta hướng tâm, soi rọi tâm hồn, biết điều gì đúng điều gì sai, một lòng hướng thiện giúp ích cho đời.
Bày tượng Phật trong nhà rất phổ biến ở Việt Nam và các nước theo đạo Phật. Tuy nhiên nhiều người bày tượng Phật không hiểu rõ dễ dẫn đến việc thờ sai, làm phạm trượng đến các vị, thậm chí còn rước phải nhiều sự phiền hà, bất an cho gia đình.
Xem tiếp