Nguồn gốc và tích về lá bồ đề phong thuỷ


Cây Bồ đề được xem là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên còn được gọi là “cây giác ngộ”. Vậy cụ thể cây bồ đề có sự tích như thế nào? Theo điển tích về Phật giáo, đức Phật Thích Ca đã ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và từng bước giác ngộ được giáo lý của Phật giáo.

Cụ thể đức Phật đã ngồi thiền định dưới cây Bồ đề 49 ngày, sau đó đã đạt tới sự giác ngộ cuối cùng. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để truyền bá giáo lý và hướng mọi người đi theo đạo Phật. Ngày nay, cây Bồ đề vẫn còn tồn tại và được chiết từ cây gốc trồng ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhìn thấy hình ảnh bồ đề là người ta thấy được sự bình an và may mắn vậy nên các sản phẩm lá bồ đề rất được ưa chuộng hiện nay.

Lá bồ đề có hình dạng giống như hình trái tim mà trái tim thường ấm áp, dạt dào tình cảm nên cũng tượng trưng cho tình thương, sự từ bi của Đức Phật luôn dành cho con người. Vì thế mà vật phẩm lá bồ đề mạ vàng được mệnh danh là thần hộ mệnh và đang được nhiều tín đồ Phật giáo sử dụng. Theo nhiều quan điểm phong thuỷ thì Lá bồ đề vàng sẽ giúp mọi người suy xét mọi việc một cách thấu đáo, cẩn trọng trước khi quyết định bất kì chuyện gì. Không chỉ vậy, lá bồ đề còn giúp tâm người được che mát, soi sáng, thức tỉnh.

Bồ Đề là loại cây biểu tượng cho may mắn và mọi sự tốt lành. Loại cây này không chỉ được nhiều hộ gia đình lựa chọn trồng trước nhà mà còn được mô phỏng lại thành vật phẩm phong thuỷ, có thể mang theo bên mình giúp mang lại bình an và may mắn trong cuộc sống.

BÀI LIÊN QUAN