1. Giới thiệu về cây bồ đề
Bồ đề còn có tên gọi khác là cây giác ngộ, cây đề và có tên khoa học là Ficus Religiosa. Cây là một loài thuộc chi Ficus (Đa đề). Nguồn gốc xuất xứ của cây bồ đề ở tây nam Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Dương về phía đông tới Việt Nam.
Cây sinh trưởng và phát triển với tốc độ nhanh chóng. Đồng thời, với đặc tính ưa sáng, dễ thích nghi nên tại Việt Nam, cây được trồng ở khắp các vùng miền.
Bồ đề là cây thân gỗ lớn, khi được chăm sóc tốt cây có thể đạt kích thước lớn với chiều cao lên tới hơn 30m và thân có đường kính cỡ 3m. Thân cây có lớp vỏ ngoài xù xì tạo thành vảy, màu nâu hoặc màu nâu xám và lớp gỗ bên trong cứng cáp, chắc chắn. Cây bồ đề có đặc điểm phân cành phân nhánh nhiều, và từ thân chính mọc ra rất nhiều rễ phụ dài dần cắm xuống đất, tán lá rất rộng và rậm rạp. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp trồng cây trầu bà vì trầu bà có thể hút các loại khí độc từ khói thuốc lá, xăng xe (đấy là benzen), trầu bà lá xẻ còn có khả năng hút các loại chất khí độc ether và khí formaldehyde… Mang lại sự thanh tịnh, may mắn và bình an cho gia chủ.
Lá bồ đề là kiểu lá đơn, mọc cách nhau. Có dạng hình trái tim, đầu lá nhọn và kéo dài. Lá cây khi non có màu nhạt hơi đỏ và sẽ chuyển sang màu xanh đậm hơn khi già. Bề mặt nổi lên những đường gân hình chân chim tạo nên sự đặc trưng cho lá. Độ dài cuống cây bồ đề tầm 6 – 10cm, kích thước chiều rộng 4,5cm và chiều dài tính từ đầu lá cho tới cuống khoảng 2- 5cm.
Là cây thường xanh bán mùa, rụng lá vào những ngày mùa thu nhưng dù có rụng thì trên cây vẫn luôn có những chiếc lá màu xanh.
2. Đặc điểm
Cây bồ đề là loại cây thuộc chi Đa đề và cây được xuất xứ từ Ấn Độ, Tây Nam Trung Quốc hay Đông Dương Trung Quốc hướng về phía Việt Nam. Đồng thời, cây bồ đề còn có một vài tên khác như cây giác ngộ, cây đề. Đây là cây thuộc thân gỗ lớn, có chiều cao khoảng 20m với đường kính cỡ 3m. Bên cạnh đó, thân cây thường có màu nâu xám hoặc nâu đậm và có vảy, khá nhiều rễ. Cây bồ đề tiếng Anh còn được gọi là Pagoda tree. Là loại cây có thể nói là gắn liền với những ngôi chùa, những nơi linh thiêng. Một số loại cây khác thường được trồng ở những nơi tâm linh như: Cây hoa mai, cây vô ưu, cây sen đất, cây cỏ dại, cây đa, cây bách, cây si, cây mít, ngọc lan, cây sung,...
Lá cây có màu xanh, mặt trên nhẵn, mặt dưới của lá mang một màu trắng và có lông. Ngoài ra, lá thường mọc đối, có cuống và các phiến lá có dạng hình trái tim. Đặc biệt, gân lá có hình lông chim, với khoảng 5 đến 7 gân phụ được nổi rất rõ ở mặt dưới của lá. Tất nhiên là có rồi, hoa thường được xếp thành các cụm và mọc ngay ngọn, mang một mùi thơm nhẹ nhàng. Khi nhìn từ bên ngoài, hoa có màu trắng xen kẻ thêm các lông tơ vàng. Quả của cây có dạng hình cầu với kích thước khá nhỏ, mọc thành các chùm và hầu như chúng không có cuống. Khi quả còn non, thường có màu xanh nhưng khi quả chín thì chuyển sang màu tím rất đặc trưng.
3. Sự phân bố
Cây bồ đề được trồng nhiều nhất tại một số vùng rừng núi, trung du như Thanh Hóa, Lai Châu, Nghệ An, Hoàng Liên Sơn, Sơn La,… Vào khoảng tháng 6 đến tháng 7 hàng năm, người ta thường chọn cây có tuổi thọ từ 5-7 năm và bắt đầu rạch vào cành hoạc thân của cây để lấy nhựa. Đối với loại nhựa kém chất lượng, thường có màu nâu, không thơm và lẫn khá nhiều tạp chất. Nhưng đối với nhựa chất lượng cao, luôn có màu vàng nhạt, có mùi vani.
Sau đó, người ta lấy nhựa ngâm vào rượu và đun sôi 2 đến 3 lần đến khi nhựa chìm xuống. Tiếp theo, vớt nhựa ra và cho vào nước, khi nhựa cứng thì mang ra phơi khô. Cây bồ đề là loài cây chứa một số thành phần hóa học như: 1.38% vanillin, 2.75% acid cinnamic, 26.13% benzoic, 4.24% benzyl benzoat, 1.23% benzyl cinnamart... Ngoài ra còn chứa chất keo khoảng 70% - 80%. Do cây bồ đề có vị đắng, cay và tính bình. Nên cây có một sô công dụng giúp an thần, khai khiếu, hoạt huyết và hành khí. Nhựa cây bồ đề còn được gọi là an tức hương, nhựa thường có màu vàng cam và bóng như sáp khi để lâu nhựa sẽ có màu nâu vàng.
4. Tác dụng của cây
Bạn cũng đã biết, cây bồ đề có rất nhiều công dụng giúp ích cho con người. Nhưng ít người biết rằng, cụ thể loại cây này có các tác dụng gì hay mang lại lợi ích gì cho con người. Do đó, bài viết đã tổng hợp một số bài thuốc được dùng làm nguyên liệu để trị bệnh khá hiệu quả ngay bên dưới.
Chữa đau bụng, chân co rút: Để điều trị bệnh, bạn cần chuẩn bị 12g trầm hương, hoắc hương, bát giác hồi hương, đinh hương, mộc hương và 20g hương phụ tử, súc sa nhân, cam thảo. Sau đó, hòa trộn tất cả với an tức hương và rượu thành cao. Uống mỗi ngày khoảng 8g thuốc vừa điều chế cùng với nước sắc lá tía tô.
Sát trùng vết thương: Nếu bạn muốn sát trùng vết thương, thì cần dùng chồi non và lá của cây giác ngộ. Tiếp theo, phải rửa sạch và giã nát để lấy nước. Sau đó, lấy bông thấm và thoa lên vết thương.
Trị trúng phong: Dùng 4g thạch sương bồ, 4g sinh khương sắc lấy nước. Đồng thời cần thêm 20g lưu hoàng, 3.2g tê giác, 4.8g hùng hoàng, 8g quỳ cửu, 4.8g nhũ hoàng, 4g an tức hương rồi đem tất cả tán bột. Cuối cùng hòa trộn bột và nước vừa sắc rồi cho người bệnh uống ngay.
Điều trị đau nhức, phong thấp: Để chữa khớp xương đau nhức hoặc phong thấp bạn cần 80g an tích hương và khoảng 160g thịt heo. Sau đó cho tất cả vừa chuẩn bị vào ống hay bình rồi đặt lên lò lửa để xông. Lưu ý cần đặt lỗ ống hướng về bộ phận cần xông.
Chữa ho: Cần pha chế một ít nhựa cây với mật ong, uống từ 2 đến 4 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 0,5g.
Giảm đau răng: Cách rất đơn giản và nhanh chóng, để chữa trị đau răng bằng lá bồ đề. Bạn chỉ cần khoảng một nắm lá bồ đề và rửa sạch, sắc lấy nước. Người bị đau răng, có thể ngậm hoặc súc miệng bằng nước này.
Trị hoắc loạn thế âm: Lấy 8g phụ tử, nhân sâm và 4g an tích hương sắc lấy nước và uống ngay trong ngày.
Trẻ nhỏ bị kinh phong do tà: Lấy an tức hương đốt xông cho trẻ.
Tim bỗng nhiên đâu, đập nhanh, hồi hộp: Lấy an tức hươngg tán bột, mỗi lần uống 2g với nước sôi để nguội.
Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc lạo thế âm: Dùng 4g an tức hương,8g nhân sâm, sắc lấy nước uống trong ngày.
Ngoài ra, Với các trường hợp như: Cơ thể suy nhược, làm việc quá sức, choáng do huyết áp thấp, người mệt yếu do tuần hoàn kém, mau quên, ăn uống không tiêu, đau nhức cơ, thấp khớp, viêm họng, nhức đầu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu và mất ngủ, trí nhớ giảm sút... Bạn có thể sử dụng cây Hương thảo trong các trường hợp trên.
5. Ý nghĩa cây bồ đề
Cây bồ đề ngoài là một vị thuốc giúp con người chữa bệnh. Nó còn có những ý nghĩa to lớn trong cuộc sống.
Với những người xuất gia cây bồ đề có một ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc. Quan niệm này được lấy theo Ấn Độ giáo, Kì na giáo và Phật giáo. Tương truyền rằng thái tử Tất-đạt-da Cồ đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên là bồ đề, vì Bồ-đề có ý nghĩa giác ngộ. Ngoài ra nó còn có sự tượng trưng cho sự vững chắc về sự sinh tồn của Phật Giáo.
Ngoài ý nghĩa thiêng liêng trong Đạo Phật, cây bồ đề có rất nhiều tác dụng khác. Đặt biệt tùe cây bồ đề người ta đã chế ra một loại nước hoa rất thơm. Loại nước hoa này được làm từ nhựa đề bởi nhựa đề có mùi rất thơm và đặt biệt. Ngoài ra, nhựa đề còn có thể chế biến thành cao su cứng. Sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp. Cây bồ đề rất dễ sống chính vì vậy nó thường trồng đề làm cảnh. Cây để làm cảnh thường có kích thước nhỏ, và hình dáng rất đẹp. Nó không chỉ làm đẹp cho không gian sống mà còn giống với cây kim tiền mang lại nhiều sự may mắn cho gia chủ.
Trước khi Phật giáo xuất hiện, cây bồ đề được coi là một loài cây thiêng liêng và người dân lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nó. Loài cây này tượng trưng cho học vấn và sự giác ngộ.
Xem tiếpCây Bồ đề được xem là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên còn được gọi là “cây giác ngộ”. Vậy cụ thể cây bồ đề có sự tích như thế nào? Theo điển tích về Phật giáo, đức Phật Thích Ca đã ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề và từng bước giác ngộ được giáo lý của Phật giáo.
Xem tiếpCây bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa, thường gặp ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc hay Việt Nam. Hình ảnh cây bồ đề còn liên quan đến điển tích về Phật giáo. Dưới gốc cây chính là nơi Đức Phật ngồi thiền định và giác ngộ những chân lý trong cuộc đời tu hành của người.
Xem tiếpCây Bồ Đề là loài cây thiêng liêng cao quý nhất. Có thể cảm nhận niềm hỉ lạc vô biên khi ngồi dưới bóng Cây Bồ Đề. Lá Bồ Đề được coi là Tâm Bồ Đề, là bóng râm che mát. Là ánh sáng trí tuệ luôn soi sáng và tưới tẩm cho những ai đang khao khát tìm về cội nguồn. Đó cũng là tuệ giác được nuôi dưỡng bằng mầm non Bồ Đề trong tâm thức con người.
Xem tiếpTrong Quan niệm truyền thống từ ngàn đời xưa đến nay, Quan thế âm bồ tát luôn được coi là hình ảnh của sự từ bi, cứu khổ cứu nạn.
Xem tiếp